본문 바로가기 주메뉴 바로가기 카피라이트 바로가기

SHIHWA MEDICAL CENTER

전체보기

Phòng khám các bệnh về hậu môn

이전 메뉴 다음 메뉴

Phòng khám các bệnh về hậu môn

Thời gian gần đây, các bệnh lý hậu môn liên tục gia tăng do chế độ ăn uống Tây hóa.Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người bỏ qua việc điều trị do tâm lý e ngại và thông tin sai lệch.

Tại phòng khám các bệnh về hậu môn thuộc bệnh viện Shihwa, chúng tôi cung cấp các dịch vụ y tế với mức độ hài lòng cao thông qua tư vấn và điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật xâm lấn tối thiểu phù hợp với từng bệnh nhân mắc các bệnh hậu môn gây cản trở cuộc sống hàng ngày.

Bệnh trĩ

Thông thường, tất cả các bệnh lý xảy ra ở hậu môn đều được gọi là bệnh trĩ. Bệnh trĩ cũng có thể coi là một triệu chứng điển hình của bệnh hậu môn. Trĩ là tình trạng các mạch máu và mô niêm mạc bị lồi ra do giãn nở mạch máu ở hậu môn và giảm khả năng nâng đỡ của các mô dưới niêm mạc xung quanh Trĩ nội là những cục u phát triển bên trong hậu môn và búi trĩ ngoại phát triển bên ngoài hậu môn. Chúng thường xuất hiện cùng nhau dưới dạng trĩ hỗn hợp. Trong hầu hết các trường hợp, khối u này xuất hiện mà không có triệu chứng, nhưng nó có thể gây chảy máu đỏ tươi, ngứa và đau dữ dội.

Nguyên nhân

Bệnh trĩ xảy ra do di truyền hoặc thói quen đi đại tiện và các yếu tố môi trường. Đối với phụ nữ, các triệu chứng trĩ xảy ra do táo bón khi mang thai, sinh con hoặc trong khi ăn kiêng. Đối với nam giới, các triệu chứng xuất hiện nếu họ làm việc quá sức hoặc uống rượu quá nhiều. Bệnh trĩ cũng hình thành khi các mạch máu chảy xệ theo tuổi tác, khi đứng lâu, ngồi quá lâu để đi đại tiện. Các bất thường về giải phẫu của hậu môn hoặc tiền sử gia đình cũng có thể là một nguyên nhân.

Phân loại

Đường lược: một đường viền răng cưa nằm cách trung gian khoảng 1,5 cm từ lối vào hậu môn

치핵 구분 테이블입니다.
Khóm trĩ nằm ở bên trên đường lược hậu môn

Trĩ nội

Mô niêm mạc phía trên đường lược, nơi bệnh trĩ nội phát triển, bám vào thành hậu môn lỏng lẻo hơn so với mô da nên khi trĩ nội phát triển đến một mức độ nhất định, chúng sẽ lòi ra ngoài hậu môn trong quá trình đại tiện, dẫn đến hiện tượng 'sa trực tràng'. Do mô niêm mạc yếu so với da nên khi vết thương xảy ra sẽ có hiện tượng chảy máu. Tuy nhiên, do không có dây thần kinh cảm giác ở khu vực đó nên hầu hết bệnh nhân trĩ nội đều không cảm thấy đau.
Khóm trĩ nằm tại bên dưới đường lược hậu môn

Trĩ ngoại

Phần dưới của đường lõm, nơi xảy ra bệnh trĩ ngoại, được bao phủ bởi lớp da cứng so với niêm mạc nên không dễ chảy máu và sa ra ngoài. Tuy nhiên, khi các búi trĩ ngoại phát triển lớn hơn, phần da căng được sờ thấy bên ngoài hậu môn dẫn đến hiện tượng ‘lột da’. Hoặc trường hợp xuất hiện cục máu đông ở mô dưới da do chảy máu ngoài da, búi trĩ ngoại đột ngột sưng lên gây đau dữ dội.

Điều trị trĩ

치핵 치료

Không phải tất cả bệnh trĩ đều được điều trị bằng phẫu thuật. Đây là bệnh không phải cứ để lâu,không phẫu thuật cắt bỏ là sẽ tiến triển thành các bệnh nguy hiểm như ung thư nên điều trị bảo tồn được ưu tiên hơn. Điều cần thiết là phải tắm ngồi bằng nước ấm, cải thiện thói quen ăn uống và quản lý thói quen đi đại tiện. Tuy nhiên, điều trị bằng phẫu thuật được khuyến khích nếu cơn đau hoặc ngứa cản trở cuộc sống hàng ngày.

Rò và áp xe hậu môn

Áp xe hậu môn là một trạng thái cấp tính, đề cập đến sự hình thành tụ mủ do nhiễm vi khuẩn từ các tuyến tiết chất nhờn (tuyến hậu môn) trong trực tràng và xung quanh trực tràng.   Rò hậu môn thường là hậu quả của biến chứng áp xe hậu môn - trực tràng trước đó. Đây là một tình trạng mãn tính, trong đó một đường hầm nhỏ phát triển từ mủ do áp xe tạo ra đến vùng da mông xung quanh bên ngoài hậu môn.

치루 및 항문농양 테이블입니다.
Nguyên nhân Ở hậu môn có khoảng 6 - 8 tuyến tiết chất nhờn có tác dụng bôi trơn để giúp việc đại tiện được thuận lợi. Khi chúng bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn, tạo ra một tổn thương nhiễm trùng (hố sơ cấp) trong cơ vòng bên trong và bên ngoài, từ đó hình thành một lỗ rò. Bệnh này cũng cũng có thể xảy ra ở những bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính như nứt hậu môn, viêm da cơ, bệnh Crohn và bệnh tiểu đường sau phẫu thuật hoặc chấn thương ở vùng hậu môn.
Triệu chứng Trường hợp vùng xung quanh hậu môn bị tấy đỏ, hoặc một phần của hậu môn đột nhiên trở nên cứng khi chạm vào, trường hợp cảm thấy nóng trong người và cảm thấy ớn lạnh như thể bị đau người và ở hậu môn có lỗ bị chảy mủ, trường hợp hậu môn bị đau và đột ngột khó đi tiểu thì phải nghi ngờ bị rò hoặc áp xe hậu môn
Điều trị Phải điều trị bằng phẫu thuật đi kèm với điều trị bằng thuốc. Áp xe hậu môn đôi khi cũng được điều trị bằng cách rạch và dẫn lưu. Nhưng đối với trường hợp rò hậu môn có lỗ, vì phải cắt bỏ một phần cơ vòng thắt chặt hậu môn nên tùy trường hợp, có thể ưu tiên phương pháp phẫu thuật không cắt cơ thắt.

Nứt hậu môn

Một vết rách ở hậu môn được gọi là nứt hậu môn, dẫn đến đau dữ dội và có máu trong phân khi đi đại tiện. Tuổi khởi phát bệnh rất khác nhau, nhưng đặc biệt phổ biến ở thanh niên. Nó thường xảy ra ở phía sau hậu môn, và trong một số trường hợp hiếm hoi, nó cũng có thể xảy ra ở phía trước. Rò cấp tính chỉ có sẹo, nhưng nứt mãn tính cho thấy các vết loét ăn sâu và các vết sưng viêm da bên ngoài hậu môn. Những người bị rách hậu môn thường xuyên nên tìm cách điều trị dứt điểm.

치열 테이블입니다.
Nguyên nhân Khi đi đại tiện ra phân cứng và đặc, da bên trong hậu môn sẽ bị rách và gây ra nứt hậu môn. Ngoài ra, khi bị tiêu chảy thường xuyên hoặc mắc bệnh viêm nhiễm vùng hậu môn trực tràng cũng có thể gây ra nứt hậu môn. Ở giai đoạn cấp tính chỉ chảy máu và đau nhưng theo thời gian, lớp da này lồi ra ngoài, niêm mạc dày lên, cơn đau trở thành mãn tính.
Triệu chứng Nếu cảm thấy có vết rách ở hậu môn khi đi đại tiện và có triệu chứng máu nhỏ giọt thì nên nghi ngờ bị nứt hậu môn. Cơn đau có thể biến mất trong vài phút, hoặc kéo dài hàng giờ hoặc cả ngày. Cảm giác sợ đau khi đi đại tiện khiến bệnh nhân không dám đi đại tiện, điều này chỉ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Nứt hậu môn mãn tính dẫn đến hình thành một lớp da đặc trưng bên ngoài hậu môn và nếu lặp lại nhiều lần, vết nứt sẽ to dần lên và có thể hình thành một khối polyp ở hậu môn và lòi ra ngoài khi đại tiện.
Điều trị Rò hậu môn giai đoạn đầu thường được cải thiện thông qua tắm ngồi với nước ấm và sử dụng thuốc nhuận tràng để giúp đi đại tiện phân mềm dễ dàng hơn. Tuy nhiên, các triệu chứng kéo dài và vết nứt mãn tính có thể gây đau và chảy máu ngay cả khi đi phân bình thường. Nứt hậu môn mãn tính như vậy nên được điều trị bằng phẫu thuật, trong đó một phần của cơ vòng bên trong bị mất tính đàn hồi sẽ bị cắt bỏ.

Ngứa hậu môn

Ngứa hậu môn là tình trạng ngứa dai dẳng hoặc từng đợt ở hậu môn và vùng da xung quanh hậu môn, âm hộ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ngứa hậu môn là triệu chứng, không phải là bệnh. Những triệu chứng này xuất hiện do có rất nhiều mô thần kinh xung quanh hậu môn nhạy cảm với bất kỳ kích thích nào. Triệu chứng này thường xảy ra hơn ở những người thừa cân, ra nhiều mồ hôi và mặc đồ lót quá chật. Không phải tất cả những ai bị ngứa hậu môn đều mắc bệnh về hậu môn, trực tràng.

항문소양증 테이블입니다.
Nguyên nhân Ngứa hậu môn có thể do các bệnh lý toàn thân như đái tháo đường, bệnh gan, dị ứng…và bệnh giun kim, bệnh nấm và các bệnh lý vùng hậu môn (trĩ, sún…). Các nguyên nhân khác bao gồm kích ứng da do phân lỏng hoặc tiêu chảy, thức ăn (gia vị, cà phê, sô cô la, rượu, v.v.) và căng thẳng. Chà xát nhiều xung quanh hậu môn hoặc thường xuyên rửa bằng xà phòng cũng có thể dẫn đến ngứa hậu môn.
Triệu chứng Ngứa hậu môn gây ngứa ngáy khó chịu ở hậu môn hoặc vùng da xung quanh hậu môn, tầng sinh môn, âm hộ. Tình trạng ngứa ngáy dẫn đến gãi, làm vùng da quanh hậu môn tấy đỏ. Các triệu chứng này thường trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm và cản trở giấc ngủ. Khi chuyển sang giai đoạn mãn tính, vùng da xung quanh hậu môn bị bong tróc do gãi nhiều lần và trở nên đau đớn hoặc da xung quanh hậu môn có thể dày lên. Việc gãi nhiều lần cũng có thể làm tổn thương da hậu môn, dẫn đến viêm nhiễm cục bộ.
Điều trị Ngứa hậu môn có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Vì vậy, việc đi khám hậu môn để được điều trị thích hợp tùy theo nguyên nhân gây bệnh rất quan trọng. Nếu ngứa do bệnh lý ở hậu môn như rò hậu môn, nứt hậu môn, trĩ, polyp hậu môn thì cần điều trị dứt điểm. Trong điều trị ngứa, việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ xung quanh hậu môn là cách điều trị cơ bản và quan trọng nhất. Sau khi đi đại tiện, rửa hậu môn bằng nước sạch và lau khô bằng khăn khô. Tránh sử dụng xà phòng hoặc cọ xát bằng khăn giấy khi lau hậu môn. Mặc đồ lót cotton rộng rãi, thấm mồ hôi. Việc gãi hậu môn làm cho các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn, vì vậy khi bị ngứa, nên tắm ngồi.

Quản lý các bệnh về hậu môn

    • Không ngồi trên bồn cầu quá 5 phút.
    • Rửa hậu môn bằng chậu vòi xịt vệ sinh hoặc vòi sen sau khi đi đại tiện.
    • Ăn đủ chất xơ và uống đủ nước để tránh táo bón.
    • Tránh ngồi ở những nơi quá lạnh.
    • Nên có thời gian nghỉ ngơi nếu làm việc phải ngồi quá lâu.
    • Hạn chế các món gây kích thích như rượu và cà phê.